Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được biết đến với tên gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm, bệnh care, bệnh máu trắng…Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xuất hiện đột ngột khiến mèo nôn mửa nôn chảy và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cực cao.

Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? Cách chữa trị ra sao? Chúng ta hãy cùng FagoPet khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

1, Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một loại bệnh được gây ra bởi một loại virus với tên gọi là Feline Panleukopenia Virus (viết tắt là FPV). Đây là một loại virus rất cứng đầu khi sử dụng các chất sát trùng mạnh để đề kháng, chẳng hạn như acid, chloroform…Chúng tồn tại tới 30 phút ở trong nhiệt độ 56 độ C. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng các loại thuốc sát trùng ở trên để loại bỏ vi khuẩn.

Nguy hại hơn là loại virus này sinh sôi và phát triển cực nhanh ở trong cơ thể mèo. Chỉ cần sau khi nhiễm bệnh 24 giờ thì virus FPV đã hiện diện ở trong máu cũng như phân bổ ở khắp cơ thể mèo. Và chỉ cần sau hai ngày nhiễm bệnh thì chúng sẽ có ở hầu hết trong các mô của cơ thể đồng thời tấn công hàng rào hệ miễn dịch của cơ thể, làm bạch cầu suy giảm và phá hủy niêm mạc ruột.

Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nó lại cực kỳ phổ biển và có thể xuất hiện ở mèo lứa tuổi, mèo giống mèo.

2, Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo
Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo chủ yếu là do một loại virus có tên Feline Panleukopenia Virus nằm ở trong nhóm Parvovirus gây ra. Loại virus này có sức đề kháng rất cao với các điều kiện ngoại cảnh và có thể tồn tại rất lâu ở trong môi trường.

Mèo nôn ói

3, Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây nhiễm qua đường nào?
Như chúng ta đã biết thì toàn bộ mọi giống mèo đều có thể mắc phải căn bệnh này và mẫn cảm nhất chính là những chú mèo từ ba tháng cho tới 1 năm tuổi.

Vậy bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào? Dưới đây là một số con đường lây lan chủ yếu của căn bệnh này:

  • Lây từ cá thể mèo nhiễm bệnh sang mèo khác thông qua dãi dớt, chất nhầy, nước bọt, chất nôn hoặc qua việc sử dụng chung các loại dụng cụ đựng đồ ăn.
  • Thông qua những tấm thảm trải cho mèo nằm hoặc qua những đồ vật sử dụng chung khác.
  • Ngoài ra con người cũng là một trong những nguồn gây bệnh bởi loại virus này sẽ tồn tại ở trong chân tay, quần áo của người tiếp xúc với mèo bệnh sang mèo chưa nhiễm thông qua quá trình âu yếm, vuốt ve.

Virus FPV phá hủy các mô ở những cơ quan trên khiến giảm bạch cầu ở mèo. Và cho dù mèo đã khỏi bệnh thì virus vẫn tiếp tục được đào thải ra khỏi cơ thể của mèo đến vài tháng.

4, Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo
Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo là từ 2 – 3 ngày và có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày với những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Mèo bỏ bữa không ăn và có những biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, yếu ớt, lông rụng nhiều.
  • Mèo nôn khan hoặc nôn ra dịch có màu vàng, có bọt trắng.
  • Mèo bị viêm tai giữa.
  • Mèo bị tiêu chảy cấp.
  • Nước dãi mèo chảy thành dòng, có mùi hôi rất khó chịu.
  • Mèo bị đau mắt, mí mắt sụp xuống, lờ đờ, kèm nhèm.
  • Miệng và mũi mèo bị thâm đen.
  • Mèo mất nước trầm trọng dẫn tới các hiện tượng như khản tiếng hoặc thậm chí là mất tiếng.

Bên cạnh đó dấu hiệu giảm bạch cầu ở mèo còn được thể hiện ở một số biểu hiện khác như mèo có bước đi loạng choạng, cả người lắc lư run rẩy, không giữ được thăng bằng. Ở mức độ nặng thì mèo còn có thể bị co giật và lên cơn động kinh.

5, Cách chẩn đoán mèo bị giảm bạch cầu

  • Chẩn đoán lâm sàng: Được dựa theo các đặc điểm dịch tễ cũng như các triệu chứng lâm sàng. Mèo có dấu hiệu sốt li bì, có triệu chứng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, bạch cầu giảm một cách rõ rệt.
  • Chẩn đoán phi lâm sàng: Thực hiện test giảm bạch cầu ở mèo bằng phương pháp PCR. Ưu điểm là thu được kết quả chính xác nhất nhưng lại tốn thời gian và cần phải có phòng thí nghiệm để chẩn đoán.
  • Chẩn đoán tại thực địa: Sử dụng que test nhanh với thời gian trả kết quả nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí và có độ chính xác cao.

6, Cách chữa giảm bạch cầu ở mèo
Ngay khi phát hiện mèo có dấu hiệu mắc phải căn bệnh FPV này thì bạn cần phải nhanh chóng và ngay lập tức đưa các bé đến với bệnh viện thú y uy tín để kiểm tra và chữa trị. Đây là một căn bệnh không thể chữa trị tại nhà và nó có thời gian phát triển bệnh cực nhanh.

Sau thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày là hầu hết ở các mô ở trong cơ thể đều chứa lượng lớn virus căn bệnh này. Và nếu như không chữa trị kịp thời thì nguy cơ tử vong bệnh là cực cao. Trường hợp bạn chưa thể đưa mèo đến gặp các bác sĩ thú y thì hãy áp dụng cách chăm sóc mèo bị bệnh giảm bạch cầu như sau:

  • Không cho mèo ăn và tránh các tác động mạnh tới mèo chẳng hạn như các loại âm thanh quá to hoặc ánh sáng quá mạnh.
  • Do trong quá trình bệnh mèo sẽ bị mất nước trầm trọng do tiêu chảy và chảy nhớt trong miệng nhiều nên hãy trợ sức và trợ lực cho mèo bằng cách bổ sung nước, chất điện giải cho mèo. Pha oresol để mèo uống mỗi 2 tiếng 1 lần.
  • Cách ly ngay lập tức những thú nuôi khác.

Sau đó hãy tranh thủ đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y bạn nhé. Do loại virus gây bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên để chữa giảm bạch cầu ở mèo thì mèo sẽ chủ yếu được điều trị bằng cách sử dụng vitamin, tiêm kháng sinh, truyền dịch bổ sung kháng thể…để cơ thể của mèo tự tạo ra kháng thể chống lại virus.

7, Hướng dẫn cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Người ta vẫn có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh nên bạn đừng để đến lúc mèo bị bệnh rồi cuống cuống tìm cách chữa giảm bạch cầu ở mèo mà hãy áp dụng các cách phòng bệnh như sau:

  • Tiêm vacxin cho mèo từ khi mèo được 8 tuần tuổi. Vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2 – 3 năm, nhưng tốt nhất tiêm phòng hàng năm cho mèo.
  • Chỉ tiêm phòng khi mèo khỏe, không mang mầm bệnh.
  • Sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tháng thì mới nên tiêm phòng và cần test giảm bạch cầu trước khi tiêm phòng
  • Hạn chế để mèo tiếp xúc với mèo hoang, những nơi có nguy cơ mầm bệnh hoặc ổ bệnh để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng cách gửi mèo ở những khách sạn chó mèo uy tín.

8, Góc giải đáp thắc mắc bệnh FPV ở mèo?
8.1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người
Bệnh bạch cầu ở mèo có lây lan nhưng thật may mắn là căn bệnh này sẽ không lây sang người cũng như các thú nuôi không cùng họ mèo khác như chuột, chó,…

8.2. Mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không?
Câu trả lời là có nếu như mèo được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên mèo sau khi khỏi vẫn mang mầm bệnh trong người. Vậy nên trong vòng ít nhất 6 tháng kể từ ngày mèo của bạn khỏi bệnh, đừng để chúng tiếp xúc với những chú mèo khác.

Đặc biệt mèo đã bị bệnh bạch cầu và chữa khỏi sẽ không bị nữa bởi trong cơ thể đã tự sản sinh ra một loại kháng thể giúp chống lại virus này.

8.3. Mèo tiêm phòng rồi có bị giảm bạch cầu không?
Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả tuy nhiên không phải 100% mèo được tiêm vắc xin đều miễn nhiễm với bệnh này.

Trên đây là những thông tin từ SenYeu.VN về căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo – một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của mèo. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có những phương án phòng tránh, điều trị và giúp cho bé mèo cưng của mình thật khỏe mạnh nhé.